Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp và phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Đến nay, Vĩnh Phúc đã hoàn thành 10/10 nhiệm vụ, giải pháp chung đề ra tại nghị quyết.
Tỉnh đã kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện. Toàn tỉnh đã giảm được 138 đầu mối phòng, ban và tương đương thuộc các cơ quan cấp tỉnh; giảm 10 phòng chuyên môn cấp huyện, giảm 137 đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 16 xã, 142 thôn, tổ dân phố.
Một số cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp đơn ngành, đơn lĩnh vực được sắp xếp lại theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực tạo sự liên thông thống nhất trong giải quyết công việc.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An (Ảnh: Đức Hiền).
Việc quản lý, sử dụng biên chế đã được tất cả các cơ quan thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, bằng và thấp hơn chỉ tiêu biên chế được giao.
Vĩnh Phúc đã ban hành các chính sách riêng hỗ trợ thôi việc theo nguyện vọng nên việc tinh giản biên chế của tỉnh đạt kết quả tốt. Thống kê cho thấy, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã cắt giảm hơn 4.500 chỉ tiêu so với năm 2015. Các giải pháp về cải cách hành chính, cải cách công vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được triển khai đồng bộ.
Về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong thời gian tới, Vĩnh Phúc dự kiến kết thúc hoạt động của các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng cấp tỉnh, một số tổ chức Đảng, cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh; thành lập mới Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; sáp nhập, hợp nhất, sắp xếp đầu mối bên trong cơ quan Đảng, Nhà nước.
Đối với các cơ quan, khối Nhà nước, dự kiến hợp nhất: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; Sở GTVT và Sở Xây dựng; Sở TN&MT và Sở NN&PTNT; Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ; Sở LĐ-TB&XH và Sở Nội vụ.
Dự kiến chuyển nhiệm vụ đối với 3 Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương tương ứng với sắp xếp của bộ, ngành.
Sắp xếp tinh gọn tổ chức bên trong của 3 cơ quan được duy trì giữ nguyên là Sở Tư pháp, Sở VH-TT&DL và Thanh tra tỉnh.
Tỉnh này cũng nghiên cứu hợp nhất, sắp xếp, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, các quỹ tài chính, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp cấp huyện.
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An nhấn mạnh,m88 bong da trước khi có Nghị quyết số 18, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thực hiện Đề án 01 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy và là tỉnh đầu tiên trên cả nước có chính sách hỗ trợ đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Nhờ đó, bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh cơ bản tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.
Dù vậy, theo ông An, việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở một số cơ quan, đơn vị còn mang tính cơ học, hiệu quả hoạt động chưa cao. Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh đã giảm được nhiều đầu mối nhưng nhìn chung còn cồng kềnh, nhiệm vụ, chức năng quyền hạn, mối quan hệ của một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự rõ ràng, còn chồng chéo, trùng lặp.
Bí thư Vĩnh Phúc yêu cầu các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các sở, ngành thuộc diện sắp xếp tổ chức họp bàn để thống nhất đề xuất phương án sắp xếp; chủ động kiểm kê tài sản công, thực hiện tiết kiệm, hiệu quả trụ sở, tài sản của các cơ quan sau sáp nhập, tránh dôi dư, lãng phí.
Ông An chỉ đạo kiên quyết thực hiện tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức yếu, kém. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức thuộc cơ quan quản lý.
Lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ để xem xét, bố trí công việc, nhiệm vụ phù hợp với phương châm thực hiện công khai, minh bạch dựa trên các tiêu chí rõ ràng, đánh giá đúng người, đúng việc.
"Kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, chạy vị trí trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy", ông An nêu quan điểm.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc được giao phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung hoàn thiện phương án tổng thể sắp xếp về bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh; nghiên cứu xây dựng tiêu chí lựa chọn cán bộ đối với các cơ quan, đơn vị diện sáp nhập để bàn bạc, thảo luận công khai minh bạch về công tác cán bộ.
Đồng thời nghiên cứu chính sách đặc thù của tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở hài hòa với chính sách của Trung ương, bảo đảm đời sống cán bộ sau sắp xếp nhằm tạo sự ủng hộ của cán bộ đối với việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.